Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần

Thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.

  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  • Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.
  • Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban Kiểm soát.

Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này.

Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.

Ưu điểm:
  • Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty.
  • Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
  • Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
  • Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Nhược điểm:
  • Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp;
  • Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém
  • Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
  • Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.

  
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần trọn gói:

Tư vấn:
  • Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức.
  • Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành.
  • Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…
  • Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp.
  • Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới).
  • Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Tư vấn về cơ cấu nhân sự, quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.
  • Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hoàn thiện hồ sơ:
  • Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước thành lập doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
  • Soạn thảo Điều lệ công ty.
  • Soạn thảo danh sách cổ đông.
  • Giấy ủy quyền.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Đại diện thực hiện các thủ tục:
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu công ty.
  • Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế.

Quyền lợi sau thành lập:
  • Hướng dẫn miễn phí và cung cấp bộ hồ sơ mua hóa đơn doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
  • Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu.
  • Tư vấn thiết kế website doanh nghiệp.
  • Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động.
  • Tư vấn quảng cáo phát triển thương hiệu trên môi trường internet.
  • Tư vấn về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét